Khách hàng
1. Chức năng
“Khách hàng” là những người mua hàng hóa của các công ty, các siêu thị, các cửa hàng minimart, tạp hóa, shop thời trang, shop giầy dép,… Khách hàng chính là nguồn để tiêu thụ sản phẩm vì vậy mỗi khách hàng đều là những giá trị tiềm năng cho các công ty, các siêu thị, các cửa hàng minimart, tạp hóa, shop thời trang, shop giầy dép,…Nên chúng ta cần quản lý khách hàng chặt chẽ để có hướng chăm sóc khách hàng hàng một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Nhằm mục đích để Khách hàng sẽ là những vị khách hàng thân thiết của cửa hàng, để họ thường xuyên quay lại cửa hàng mua hàng, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận.
Danh mục Khách hàng trong phần mềm bán hàng VNUNI Cho phép người dùng có thể quản lý thông tin chi tiết: Mã KH, Tên, Địa chỉ, SĐT..., theo dõi lại được lịch sử giao dịch của từng khách hàng, thiết lập các chính sách giá áp dụng đối với khách hàng đó và phân tích được doanh số bán hàng cho khách hàng đó chi tiết theo từng tháng của từng năm.
2. Thao tác
Chọn Quản lý danh mục -> Khách hàng:
Chọn Thêm mới (Ctrl+N): Sau đó điền các thông tin cho Khách hàng gồm:
+ Số thứ tự: Tự phần mềm tăng.
+ Mã KH: Có thể là số, chữ cái, hoặc cả số và chữ cái (có thể điền bằng số thứ tự).
+ Họ tên: Điền tên của Khách hàng.
+ Nhóm KH: Chọn nhóm khách hàng (Buôn, lẻ, VIP...- Nhóm khách hàng đã được tạo trước trong Nhóm đối tác KD.
+ ĐT: Điền số điện thoại của Khách hàng (Số điện thoại lại duy nhất không bị trùng nhau) nên có thể điền số điện thoải để khi tìm kiếm sẽ tìm theo số điện thoại.
+ Các thông tin còn lại có thể điền hoặc không điền, nếu có thì có thể bổ sung sau.
=> Sau khi điền xong thông tin của KH thì kích vào Ghi lại (Ctrl+S) để lưu thông tin của Khách hàng vừa tạo.
Muốn sửa hoặc cập nhật lại thông tin khách hàng thì có thể click vào Tên khách hàng. Sau đó sửa, thêm thông tin mới -> Xong Ghi lại
Việc thêm mới một khách hàng có thể tạo ở Danh mục Khách hàng như hướng dẫn trên. Hoặc trong lúc bán hàng thì thu ngân có thể thêm mới khách hàng ngay trên màn hình bán hàng ở Xuất bán hay Bán lẻ siêu thị (Tại ô mã khách hàng trên màn hình bán hàng bấm F2 để tạo mới thông tin cho khách)
=> Xem thêm tại Xuất bán và Bán lẻ siêu thị
Việc lưu thông tin của Khách hàng nhằm mục đích để nắm rõ lịch sử giao dịch của từng khách hàng, doanh thu đối với từng khách hàng nhằm áp dụng các chính sách khách hàng thân thiết để gia tăng doanh thu lợi nhuận đối với cửa hàng.
Xem thêm 1 số bài viết sau:
Một số thông tin chi tiết của Khách hàng gồm các tab sau:
1. Thông tin:
Tab này cho phép lưu thông tin của khách hàng đã được cập nhật trước, gồm các thông tin như sau:
- Số thứ tự: Khóa chính của “Khách hàng”, thông tin này do chương trình tự sinh ra, có giá trị tăng dần, có tính duy nhất và là thông tin bắt buộc phải nhập.
- Mã khách hàng: Mã của “Khách hàng”, mã này do người dùng đặt, là thông tin bắt buộc và người dùng không được phép nhập trùng nhau. Nếu người dùng nhập trùng “Mã khách hàng” thì chương trình sẽ đưa ra cảnh báo người dùng không được nhập trùng “Mã khách hàng”.
- Tên khách hàng: Tên đầy đủ của “Khách hàng”. “Tên khách hàng” do người dùng đặt và là thông tin bắt buộc phải nhập.
- Nhóm khách hàng: Nhóm của “Khách hàng” hiện thời. Thông tin “Nhóm khách hàng” được lấy ra từ danh sách “Nhóm đối tác kinh doanh” thuộc loại đối tác là “Khách hàng”
- Địa chỉ: Địa chỉ liên lạc chính xác của “Khách hàng”.
- Điện thoại, Fax: Số điện thoại, số fax liên lạc của “Khách hàng”
- Email: Hòm thư điện tử của “Khách hàng”, chứa tất cả thư điện tử của cá nhân, doanh nghiệp gửi đến “Khách hàng” và “Khách hàng” gửi cho cá nhân, doanh nghiệp.
- Mã số thuế: Mã đăng ký thuế của “Khách hàng” hiện thời, mỗi “Khách hàng” có một “Mã số thuế” khác nhau.
- Ghi chú: Thông tin ghi chú về “Khách hàng” đang được thêm mới.
- Dư nợ: Số tiền “Khách hàng” còn nợ chưa thanh toán với doanh nghiệp, số tiền này được tổng hợp từ những giao dịch chưa thanh toán của “Khách hàng” hiện thời với doanh nghiệp. Khi ở trạng thái “Thêm mới”, “Dư nợ” sẽ được bỏ trống, người dùng không thể nhập “Dư nợ” của khách hàng hiện thời vì “Khách hàng” này đang được “Thêm mới” và chưa có giao dịch được thiết lập.
- Hạn mức thanh toán: Số tiền tối đa doanh nghiệp quy định “Khách hàng” được phép nợ.
2. Lịch sử giao dịch:
Tab này cho phép người dùng có thể theo dõi lại lịch sử giao dịch của khách hàng: Đơn đặt hàng, Xuất bán, Trả lại, Thanh toán, Hàng hóa..
=> Xem bài viết: Cách theo dõi lịch sử giao dịch của khách hàng
3. Chính sách giá, k.mại:
=> Xem bài viết: Thiết lập chính sách giá, khuyến mại cho Khách hàng
4. Phân tích:
Người dùng có thể phân tích doanh số bán hàng theo từng tháng đối với khách hàng hiện thời.
Người dùng chọn năm muốn xem doanh số (mặc định là năm trên hệ thống máy tính chứa cơ sở dữ liệu) bằng cách kích vào mũi tên bên cạnh chữ “Năm”. Doanh số bán hàng được hiển thị theo từng tháng của năm