Hàng hóa

1.Chức năng

Hàng hóa là một mặt hàng, dịch vụ… được trao đổi trên thị trường. Đối tượng “Hàng hóa” được sử dụng ở đa số các giao dịch kinh doanh và là một trong những đối tượng quan trọng của hệ thống.

Danh mục Hàng hóa trong phần mềm bán hàng VNUNI: Cho phép người dùng quản lý thông tin chi tiết của tất cả “Hàng hóa” có trong kho, mỗi “Hàng hóa” đều có một “Mã sản phẩm” riêng biệt để phục vụ cho việc quản lý của người dùng.

Chương trình sẽ không giới hạn số lượng hàng hóa khai báo, đồng thời bạn có thể tìm nhanh hàng hóa bằng cách đánh theo những ký tự đầu tại giao diện danh sách hàng hóa

2. Hướng dẫn thao tác bằng video

3. Hướng dẫn thao tác qua hình ảnh

Chọn Quản lý danh mục -> Hàng hóa

Nhấn Thêm mới (ctrl+N):

+ hàng: Có 4 chế độ mã (Click chuột trái vào "Mã tự sinh VNUNI để chuyển đổi sang các chế độ mã khác)

-Mã tự sinh VNUNI: Tự tăng theo 10 con số

-Mã EAN13: Tự tăng theo 13 con số (0000000000017...)

-Không tạo mã: Cho phép người dùng tự gõ mã, quét mã vạch (PK0001, 8935001840084...)

Các mã người dùng tự đặt: Viết liền không dấu; không được chứa dấu phảy ","; Chú ý: Không gõ mã có dấu tiếng việt nếu không khi in tem mã vạch sẽ báo lỗi.

-Mã tự tăng: 0001, 0002, 0003...B0001, B0002, B0003...

+ Chọn Nhóm hàng hóa (Nhóm cấp trên: Bắt buộc phải chọn); Nhóm cấp dưới (nếu không có thì có thể bỏ trống);

+ Gõ tên sản phẩm vào ô Tên tiếng việt;

+ Đơn vị tính (có thể bỏ trống);

+ Gõ Giá nhập; Giá bán (bán buôn); Giá bán lẻ.

....

Sau khi điền xong thông tin của sản phẩm -> Nhấn ctrl+S (Để lưu thông tin)

3. Thông tin chi tiết trong hàng hóa

a. Lịch sử giao dịch

Đối với những hàng hóa đã tham gia các giao dịch như Mua hàng, Bán hàng, v.v… thì người sử dụng có thể xem lại được lịch sử giao dịch, quan hệ với các đối tượng liên quan như “Khách hàng”, “Nhà cung cấp” cũng như xem chi tiết thông tin hàng tồn kho tại trang “Lịch sử” của danh mục hàng hóa.

  • Khách hàng – Xuất bán: Thể hiện thông tin tổng hợp xuất bán hàng hóa (chi tiết 01 mã hàng đang xem) đến khách hàng. Mã hàng này đã bán cho những khách hàng nào? Số lượng, giá trị,..bao nhiêu?

  • Khách hàng – Trả lại: Thể hiện thông tin tổng hợp trả lại hàng hóa (chi tiết 01 mã hàng đang xem) của khách hàng. Mã hàng này đã bị khách hàng nào trả lại? Số lượng, giá trị,..bao nhiêu?

  • Nhà cung cấp – Nhập mua: Thể hiện thông tin tổng hợp nhập mua hàng hóa (chi tiết 01 mã hàng đang xem) của nhà cung cấp. Mã hàng này đã nhập mua từ những nhà cung cấp nào? Số lượng, giá trị,..bao nhiêu?

  • Nhà cung cấp – Trả lại: Thể hiện thông tin tổng hợp trả lại hàng hóa (chi tiết 01 mã hàng đang xem) cho nhà cung cấp. Mã hàng này đã trả lại nhà cung cấp như thế nào? Số lượng, giá trị,..bao nhiêu?

  • Tồn kho: Thể hiện thông tin tổng hợp nhập – xuất – tồn hàng hóa (chi tiết 01 mã hàng đang xem) trong tất cả các kho hàng. Mã hàng này có phát sinh nhập xuất tồn trong những kho nào? Số lượng, giá trị,..bao nhiêu?

Tương tự như ở các phần khác tại từng thông tin chúng ta có thể drill-down ngược về đến tận thông tin chi tiết (chứng từ chi tiết). Ví dụ: Từ lịch sử NCC – Nhập mua chúng ta có thể truy vấn ngược lại thông tin chi tiết của nhà cung cấp đó & tới tận chứng từ (gốc) nhập mua đó.

b. Thông tin biến động giá

Trang này cho phép theo dõi và cập nhật những biến động giá mua và giá bán từ các giao dịch “Mua hàng” và “Bán hàng”.

* Giá bán: Giá thay đổi qua các lần giao dịch bán hàng với khách hàng được áp dụng trong một khoảng thời gian từ ngày đầu đến ngày cuối.

- Ngày đầu: Ngày đầu tiên áp dụng giá xuất bán cho khách hàng

- Ngày cuối: Ngày cuối cùng áp dụng giá bán cho khách hàng.

- Giá: giá được áp dụng bán cho khách hàng trong khoảng thời gian từ ngày đầu đến ngày cuối hoặc thời điểm hiện tại (nếu ngày cuối để trống)

* Giá mua: Giá thay đổi qua các lần giao dịch mua hàng của nhà cung cấp được áp dụng trong một khoảng thời gian từ ngày đầu đến ngày cuối.

- Ngày đầu: Ngày đầu tiên áp dụng giá nhập mua của nhà cung cấp

- Ngày cuối: Ngày cuối cùng áp dụng giá nhập mua của nhà cung cấp

- Giá: Giá được áp dụng nhập mua của nhà cung cấp trong khoảng thời gian từ ngày đầu đến ngày cuối hoặc giá bán hiện thời của hàng hóa (nếu ngày cuối được để trống)

c. Chính sách giá, khuyến mãi

Mục này giúp cho người quản lý thiết lập chương trình giá đặc biệt, giá chính sách, khuyến mại đối với hàng hóa hiện thời.

=> Xem chi tiết Tại đây

d. Phân tích