Driver máy in tem mã vạch

1, Máy in tem mã vạch là gì?

Máy in mã vạch (barcode printer) còn được gọi là máy in tem nhãn (label printer) là thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính có chức năng in thông tin và mã vạch (lay-out) lên bề mặt tem nhãn (label) theo yêu cầu người dùng.

Máy in mã vạch dùng công nghệ in truyền nhiệt (thermal transfer) hoặc in nhiệt trực tiếp (direct thermal) sẽ nâng cao tốc độ in và đảm bảo chất lượng mã vạch khi in.

Điểm nổi bật của máy in mã vạch là có hệ thống cảm biến (sensor) giúp máy in hiểu rõ và chính xác các quy cách con tem, giúp máy in in thông tin gọn vào trong từng con tem, đồng thời nhờ hệ thống sensor nên máy in mã vạch sẽ có những chức năng nổi bật mà trên các loại máy in khác không có như cắt nhãn tự động, xé nhãn tự động hoặc bóc nhãn tự động.

Ví dụ:

Máy in tem mã vạch APOS 350B: Sử dụng công nghệ in nhiệt trực tiếp, chỉ sử dụng giấy in tem mà không cần Ribbon (băng mực). Hết giấy thì thay giấy mà không cần băng mực.

Các dòng máy in tem khác như Godex, TSC, Honeywell: Sử dụng công nghệ in truyền nhiệt, phải cần Ribon (băng mực) và giấy in tem. Phải thay mực khi hết mực, thay giấy khi hết giấy

*Chức năng:

- In thông tin trên bề mặt tem nhãn

- Cắt nhãn tự động (auto-cutter): chức năng này là tùy chọn thêm của việc in tem, máy in có bộ dao cắt sắc bén gắn phía đầu ra của con tem và đếm số lượng tem in ra để cắt theo yêu cầu người dùng. Chức năng này thuận tiện để cắt rời các tem liên tục (continuous media) thường được ứng dụng trong may mặt, kho vận… với chức năng này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khối lượng nhân công để cắt rời từng con tem.

- Xé nhãn tự động (tear-off): là chức năng tự xé nhãn của máy in. Đối với chức năng này, khi in được một con tem, máy in sẽ ở chế độ chờ người dùng xé tem thì mới thực hiện công việc in con tem tiếp theo. Chức năng này giúp người dùng hạn chế sai sót hoặc nhầm tem nhãn với sản phẩm cần dán. Mặt khác, đối với chức năng này bắt buộc phải có một người dùng đứng giám sát máy in và thực hiện việc xé nhãn.

- Bóc nhãn tự động (Peel-off): là chức năng tự lột nhãn của máy in. Đối với chức năng này, khi con tem in xong sẽ được bóc ra khỏi đế và dán trực tiếp vào sản phẩm. Chức năng này thuận tiện trong công việc in hàng loạt và ứng dụng trên băng chuyền. Khi dùng chức năng này, năng suất hoạt động được đẩy lên tối đa và có thể không cần người dùng giám sát. Nhưng điểm yếu của chức năng này là khi xảy ra một sự cố sẽ dẫn đến sai sót hàng loạt và khó kiểm soát độ sai sót của nó.

*Cách thức làm việc:

- Máy in làm việc dựa vào sự đốt nóng của điểm nóng trên đầu in lên các bề mặt tem nhãn. Máy in mã vạch in theo dạng một chiều nằm ngang. Khi tem chạy ngang qua đầu in, đầu in sẽ định vị các điểm đốt nóng và làm chảy mực in, mực in sẽ bám vào tem nhãn và khô ngay lập tức.

- Cảm biến của máy in (sensor) là một bộ nhận tín hiệu từ tia hồng ngoại nó phát ra. Nó là bộ phận dùng để hiểu kích thước cũng như chất liệu giấy. Cách để nó nhận ra kích thước giấy là khe hở bằng đế lắc-xin giữa 2 con tem (đối với chế độ “die cut label”) hoặc điểm đánh dấu ( chế độ “label with mark”). Một số máy in dòng công nghiệp có thêm các sensor khác như sensor phía cửa ra của tem nhãn để ứng dụng cho các chức năng peel-off, tear-off hoặc auto-cutter.

* Cách thiết kế và in tem:

- Mẫu tem được thiết kế qua phần mềm Bartender -> Xem cách cài đặt và cách sử dụng Bartender tại đây

- Sau khi thiết kế xong mẫu tem thì xem cách in từ phần mềm bán hàng VNUNI tại đây

2, Driver máy in tem mã vạch

- Driver máy in tem mã vạch APOS 350B

- Driver máy in tem mã vạch Godex ( EZ 1100+, EZ-1105, EZ-2200+, EZ-2300+, EZ-6300 ...)

- Driver máy in tem mã vạch Godex (Win 64 bit)

- Driver máy in tem mã vạch TSC

- Driver máy in tem mã vạch Honeywell

- Driver máy in tem mã vạch TSC TE200

- Driver máy in tem mã vạch BTP 2200E+2300E